Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Bộ chỉ số

Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn là bộ các tiêu chí đánh giá nâng cao để các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên được công nhận giữa hai Bộ thực hiện đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng ở mức độ nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn, có tính hệ thống để đánh giá mức độ chuyển đổi số.

Cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được chia thành 06 trụ cột (Dimension) gồm:

(1) Khách hàng: gồm 04 nhóm tiêu chí, 25 tiêu chí thành phần;

(2) Chiến lược: gồm 06 nhóm tiêu chí, 24 tiêu chí thành phần;

(3) Công nghệ: gồm 05 nhóm tiêu chí, 29 tiêu chí thành phần;

(4) Vận hành: gồm 04 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(5) Văn hóa: gồm 03 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(6) Dữ liệu: gồm 03 nhóm tiêu chí, 18 tiêu chí thành phần.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã quy mô thành viên hoặc quy mô tổng nguồn vốn lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để đánh giá từ đó có cái nhìn sâu hơn hơn để thực hiện chuyển đổi số, hướng tới việc trở thành doanh nghiệp lớn.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có thể tham khảo sử dụng Bộ chỉ số DBI để đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số của mình. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh hệ số đánh giá cho phù hợp.

3. Thang đo xếp hạng

Dựa vào tổng điểm đánh giá, các mức độ chuyển đổi số được phiên ra các mức (Level) như sau:

- Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số, hoặc có thực hiện ở mức độ sự vụ, chưa có quy trình, định hướng, hoặc đã có định hướng nhưng tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp nhỏ hơn 25%.

- Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 25% đến dưới 50%. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;

- Mức 3 – Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 50% đến dưới 75%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.

- Mức 4 – Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 75% đến dưới 100%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số, với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.

- Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp là 100%. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

4. Nguyên tắc và cách tính điểm chuyển đổi số

a) Nguyên tắc tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

- Mỗi bộ phận, đơn vị chức năng sẽ lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bộ phận, đơn vị chức năng đó. Nếu bộ phận, đơn vị chức năng không có chức năng nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí nào thì bỏ qua không đánh giá tiêu chí đó (không tính vào điểm bình quân).

- Tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên theo thứ tự: từ điểm tiêu chí đến điểm nhóm tiêu chí rồi đến điểm trụ cột; từ đó tính điểm của bộ phận, đơn vị chức năng; tính điểm tổng thể doanh nghiệp. Phương pháp trung bình cộng được áp dụng dựa trên điểm chấm của các tiêu chí để xác định điểm của nhóm tiêu chí, điểm các trụ cột, điểm các bộ phận, đơn vị chức năng và điểm tổng thể của doanh nghiệp. Cụ thể cách tính điểm như bảng dưới đây:

Mức độ

Thang điểm cho từng tiêu chí

(tính theo tỷ lệ % hoàn thành các nhiệm vụ theo từng tiêu chí)

Thang điểm của từng trụ cột

(tính theo điểm % bình quân của các tiêu chí thành phần trong trụ cột)

Thang điểm cho bộ phân, đơn vị chức năng

(tính theo điểm % bình quân các tiêu chí thành phần trong bộ phận, đơn vị chức năng)

Thang điểm tổng thể cho doanh nghiệp

(tính theo điểm % bình quân của các bộ phận, đơn vị chức năng)

Mô tả mức độ

1

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

Khởi động

2

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

Bắt đầu

3

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

Hình thành

4

[75%-< 100%]

[75%-< 100%]

[75% - < 100%]

[75% - < 100%]

Nâng cao

5

100%

100%

100%

100%

Dẫn dắt

b) Nguyên tắc tính điểm đối với loại hình nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hinh công ty mẹ, công ty con)

- Đối với loại hình nhóm công ty như tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác đánh giá dựa trên nguyên tắc:

+ Đánh giá và tính điểm của từng công ty con, công ty thành viên trước làm cơ sở để đánh giá và tính điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ.

+ Điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ được tính theo công thức bình quân gia quyền, với trọng số chính là tỷ lệ sở hữu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ đối với mỗi công ty con, công ty thành viên.

 

Trong đó: xi là điểm chuyển đổi số của công ty con, công ty thành viên thứ i; wi là trọng số bình quân gia quyền, chính là tỷ lệ sở hữu của Tổng công ty, công ty mẹ đối với công ty con, công ty thành viên thứ i tương ứng.

II. CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHO DOANH NGHIỆP LỚN

1. Trụ cột Khách hàng

Trụ cột Khách hàng đánh giá mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng làm căn cứ xây dựng, xác định chiến lược, tầm nhìn về trải nghiệm cũng như các hành động nhằm thúc đẩy gia tăng trải nghiệm, gắn kết với khách hàng trên toàn bộ hành trình số hoặc hợp nhất hành trình O2O (Online to Offline) trong toàn bộ vòng đời của khách hàng.

Trụ cột Khách hàng gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 25 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

1.1.  Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ bao gồm 09 tiêu chí thành phần:

1.1.1. Cá nhân hóa trải nghiệm

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên bối cảnh và thông tin chi tiết thu thập về khách hàng.

1.1.2. Tiếp thị mục tiêu

Nội dung tiếp thị đúng khách hàng mục tiêu và phù hợp với bối cảnh.

1.1.3. Tự tùy chỉnh

Cung cấp các công cụ số để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng.

1.1.4. Dễ sử dụng

Doanh nghiệp giúp khách hàng cảm thấy thuận lợi, dễ dàng tương tác khi được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

1.1.5. Mức độ hứng thú của khách hàng

Doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm thú vị để khách hàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

1.1.6. Tương tác số

Tương tác của khách hàng có thể thực hiện liên thông tự động trên các kênh số.

1.1.7. Chủ động chăm sóc

Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng có thể được chủ động dự đoán và giải quyết.

1.1.8. Gắn kết xã hội

Tạo gắn kết xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

1.1.9. Thúc đẩy mức độ trung thành

Xây dựng một cách có hệ thống các chương trình khuyến khích sự trung thành của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp.

1.2. Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp bộ máy và hệ thống quản trị trong nội bộ để mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

1.2.1. Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng

Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng và được hiểu rõ trong toàn doanh nghiệp.

1.2.2. Thiết kế theo định hướng của trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

1.2.3. Có ngân sách đầu tư để đạt các mục tiêu trải nghiệm khách hàng

Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng.

1.2.4. Phạm vi danh mục sản phẩm và dịch vụ

Việc phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng.

1.2.5. Quá trình đăng ký sử dụng sản phẩm và dịch vụ

Trải nghiệm khách hàng được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mới.

1.2.6. Đa kênh hợp nhất

Khách hàng dễ dàng bắt đầu hành trình trải nghiệm của mình trên một kênh/thiết bị và tiếp tục trên một kênh/thiết bị khác.

1.2.7. Đo lường trải nghiệm khách hàng

Hiệu suất hành trình khách hàng được đo lường.

1.2.8. Quản lý hành trình khách hàng

Các chỉ số đánh giá trải nghiệm trên toàn bộ hành trình khách hàng được quản lý.

1.3.  Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng

Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dữ liệu để thấu hiểu khách hàng.

Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

1.3.1. Góc nhìn 360 độ về khách hàng

Có góc nhìn toàn diện (360 độ) về khách hàng.

1.3.2. Nguồn khai thác dữ liệu tin cậy duy nhất

Có nguồn dữ liệu tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin về khách hàng.

1.3.3. Nhu cầu của khách hàng

Những kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng được tích cực xem xét.

1.4. Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng

Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm cho khách hàng phù hợp đúng với cam kết thương hiệu (Cam kết thương hiệu).

Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng bao gồm 05 tiêu chí thành phần:

1.4.1. Cam kết thương hiệu

Kỳ vọng của khách hàng gắn với uy tín thương hiệu đã định được đáp ứng.

1.4.2. Xử lý phản ánh khách hàng

Khiếu nại được xử lý, phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả.

1.4.3. Quyền riêng tư

Khách hàng tin tưởng doanh nghiệp đảm bảo quyền riêng tư của họ.

1.4.4. Kiểm soát thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân

Người dùng biết và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.

1.4.5. Thúc đẩy niềm tin khách hàng

Thúc đẩy niềm tin của khách hàng, nghĩa là doanh nghiệp chủ động thực hiện các hành động để thúc đẩy, gia tăng và tối đa hóa niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp.

2. Trụ cột Chiến lược

Trụ cột Chiến lược đề cập đến xây dựng và quản trị các hoạt động thúc đẩy cho Chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ, xây dựng và định vị đồng bộ với chiến lược tiếp thị thương hiệu số.

Trụ cột Chiến lược số bao gồm 06 nhóm tiêu chí, được chia thành 24 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

2.1. Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu

Doanh nghiệp phát triển và duy trì thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh.

Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

 

2.1.1. Chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu số với các hướng dẫn thương hiệu được áp dụng trong toàn doanh nghiệp.

2.1.2. Quản trị thương hiệu

Thực hiện quản trị thương hiệu số để đảm bảo tính tuân thủ chiến lược thương hiệu.

2.1.3. Chỉ số đo lường thương hiệu

Có quy trình đo lường và đánh giá các chỉ số thương hiệu số.

2.1.4. Chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể.

2.2. Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái

Doanh nghiệp có khả năng tận dụng các hệ sinh thái để tạo ra giá trị kinh doanh.

Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.2.1. Hệ sinh thái kinh doanh

Có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh trong việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

2.2.2. Thiết kế hệ sinh thái

Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình.

2.2.3. Lựa chọn đối tác

Doanh nghiệp lựa chọn các đối tác hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.

2.3. Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính

Doanh nghiệp có ngân sách cho chiến lược chuyển đổi số.

Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.3.1. Ngân sách cho chuyển đổi số

Doanh nghiệp có kinh phí cho các dự án chuyển đổi số.

2.3.2. Đo lường hiệu quả đầu tư

Doanh nghiệp thiết lập các KPI (hỗ trợ chiến lược chuyển đổi số) để đánh giá các quyết định đầu tư.

2.3.3. Đầu tư cải tiến liên tục

Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên kết quả hoạt động.

2.4. Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường

Thu thập thông tin thị trường làm đầu vào cho chiến lược.

Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.4.1. Đánh giá xu hướng ngành

Doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số.

2.4.2. Đánh giá nhu cầu của khách hàng

Doanh nghiệp phân tích các nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược chuyển đổi số.

2.4.3. Đánh giá mạng lưới giá trị

Doanh nghiệp phân tích mạng lưới giá trị (value fabric) để định hướng chiến lược chuyển đổi số.

2.5. Nhóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số

Doanh nghiệp duy trì một danh mục cân đối các sản phẩm và dịch vụ số.

Nhóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.5.1. Cân đối danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân đối phù hợp với chiến lược của mình.

2.5.2. Lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có lộ trình triển khai các sản phẩm, dịch vụ số trong danh mục.

2.5.3. Đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có quy trình đổi mới sáng tạo danh mục sản phẩm, dịch vụ số.

2.6. Nhóm tiêu chí Quản lý chiến lược

Doanh nghiệp xây dựng, ban hành chiến lược chuyển đổi số rõ ràng, đầy đủ và áp dụng trong toàn doanh nghiệp

Nhóm tiêu chí Quản lý chiến lược bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

2.6.1. Chiến lược phù hợp với tầm nhìn

Chiến lược doanh nghiệp bao gồm tầm nhìn rõ ràng.

2.6.2. Đồng bộ giữa các nhóm kinh doanh/nghiệp vụ và kỹ thuật

Các nhóm kinh doanh và công nghệ cùng tham gia xây dựng chiến lược doanh nghiệp.

2.6.3. Đo lường các chỉ số

Doanh nghiệp thực hiện đo lường các mục tiêu chiến lược.

2.6.4. Quản lý rủi ro

Doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi ro.

2.6.5. Lộ trình chuyển đổi

Doanh nghiệp có lộ trình chuyển đổi số.

2.6.6. Áp dụng chiến lược chuyển đổi số

Ban lãnh đạo tích cực truyền thông chiến lược chuyển đổi số để thúc đẩy sự đồng thuận.

2.6.7. Quản trị chuyển đổi

Doanh nghiệp có thực hiện quản trị thực thi chuyển đổi số.

2.6.8. Nhận diện và áp dụng các bài học thành công

Doanh nghiệp chủ động nhận diện và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất (best practices).

3. Trụ cột Công nghệ

Trụ cột Công nghệ đánh giá mức độ trưởng thành trong việc quản trị, khai thác, áp dụng các nền tảng, công nghệ và công cụ mới vào hoạt động một cách an toàn trên cả môi trường số và môi trường vật lý.

Trụ cột Công nghệ bao gồm 05 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

3.1. Nhóm tiêu chí Quản trị công nghệ

Doanh nghiệp quản trị tốt việc ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm và cung cấp dịch vụ của mình.

Nhóm tiêu chí Quản trị công nghệ bao gồm 05 tiêu chí thành phần:

3.1.1. Khung quản trị công nghệ

Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ.

3.1.2. Tiêu chuẩn ngành

Doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn ngành.

3.1.3. Quản lý môi trường

Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động của công nghệ tới môi trường.

3.1.4. Quản lý năng lượng

Doanh nghiệp quan tâm đến sự tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp.

3.1.5. Công nghệ mới

Doanh nghiệp quan tâm, bổ sung áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp.

3.2. Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng

Kiến trúc công nghệ cho phép các ứng dụng hoạt động và tích hợp các ứng dụng này vào các nền tảng công nghệ và dịch vụ.

Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

3.2.1. Chiến lược/lộ trình công nghệ

Lộ trình công nghệ gắn kết với chiến lược tổng thể.

 

3.2.2. Kiến trúc Microservices & kiến trúc theo hướng dịch vụ (SOA - Service-Oriented Architecture)

Thiết kế kiến trúc tiếp cận theo hướng dịch vụ.

3.2.3. Mã nguồn mở

Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp mã nguồn mở.

3.2.4. Khả năng cấu hình ứng dụng

Các ứng dụng được cấu hình phù hợp để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.

3.2.5. Nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây (Cloud)

Doanh nghiệp đổi mới để nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây (ví dụ: sử dụng đám mây riêng, đám mây công cộng, đám mây lai).

3.2.6. Áp dụng API

Doanh nghiệp sử dụng API mở (Open API) để tích hợp.

-   Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API dựa trên các thông số kỹ thuật mở cho tất cả các ứng dụng và đã đạt được sự áp dụng rộng rãi.

3.2.7. Kiến trúc công nghệ

Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.

3.3. Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng

Doanh nghiệp lập kế hoạch và chủ động giải quyết các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và các yêu cầu tuân thủ an toàn thông tin mạng và bảo vệ tài sản.

Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

3.3.1. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

An toàn thông tin mạng được thực hiện trong thiết kế và triển khai các thành phần của hệ thống thông tin.

3.3.2. Phát hiện và giảm thiểu xâm nhập

Giám sát các thành phần của hệ thống nhằm phát hiện và giảm thiểu tác động của các hoạt động xâm nhập và vi phạm chính sách an toàn thông tin mạng.

3.3.3. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Bảo vệ hệ thống thông tin của doanh nghiệp khỏi bị tổn hại trước các cuộc xâm hại an toàn thông tin mạng.

3.3.4. Bảo mật vật lý

Áp dụng công nghệ đảm bảo an ninh (vật lý) cho doanh nghiệp.

3.4. Nhóm tiêu chí Ứng dụng và nền tảng

Sử dụng các nền tảng công nghệ và công cụ để phát triển và quản lý các ứng dụng và quy trình một cách hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Ứng dụng và nền tảng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

3.4.1. Trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.4.2. Nền tảng dữ liệu lớn

Doanh nghiệp sử dụng năng lực của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu.

3.4.3. Công cụ phát triển ứng dụng

Doanh nghiệp có công cụ phát triển ứng dụng.

3.4.4. Danh mục công cụ

Doanh nghiệp có bộ công cụ sẵn sàng phục vụ tự động hóa các tác vụ.

3.5. Nhóm tiêu chí Kết nối và tính toán

Doanh nghiệp có các kết nối mạng và năng lực tính toán cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh số.

Nhóm tiêu chí Kết nối và tính toán bao gồm 09 tiêu chí thành phần:

3.5.1. Ảo hóa (ví dụ: SDN/NFV)

Doanh nghiệp có áp dụng ảo hóa (virtualization).

3.5.2. Kết nối không dây

Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây.

3.5.3. Giao thức Internet

Doanh nghiệp sử dụng kết nối theo giao thức Internet (IP).

3.5.4. Internet vạn vật

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ.

3.5.5. Quản lý hạ tầng

Quản lý cơ sở hạ tầng để đáp ứng đầy đủ chiến lược doanh nghiệp.

3.5.6. Điều phối nguồn lực

Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

3.5.7. Điện toán đám mây

Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng điện toán đám mây.

3.5.8. Điện toán biên

Áp dụng các nguyên tắc thiết kế điện toán biên hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp.

3.5.9. Tự động hóa

Tự động hóa các quy trình.

4. Trụ cột Vận hành

Trụ cột Vận hành đánh giá mức độ sẵn sàng, linh hoạt trong vận hành của doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp đổi mới trong hoạt động xây dựng, phát triển, vận hành cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kỳ vọng của các bên một cách hiệu quả.

Trụ cột Vận hành bao gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

4.1. Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành

Doanh nghiệp có cơ chế quản trị vận hành hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

4.1.1. Mô hình doanh nghiệp

Mô hình vận hành của doanh nghiệp phù hợp với chiến lược chuyển đổi số.

4.1.2. Quản lý rủi ro hoạt động

Quản lý rủi ro vận hành được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày.

4.1.3. Sự tuân thủ

Hoạt động vận hành tuân thủ các yêu cầu pháp lý, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn đang có hiệu lực.

 

 

4.1.4. Hoạt động bảo đảm vận hành an toàn trong quản lý tài sản doanh nghiệp

Các hoạt động an ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

4.2. Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ

Doanh nghiệp có thể thiết kế và phát triển một cách hiệu quả các dịch vụ đổi mới sáng tạo mang lại giá trị cho doanh nghiệp

Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ bao gồm 06 tiêu chí thành phần:

4.2.1. Đáp ứng yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ

Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu đầy đủ và phản ánh trong thiết kế kiến trúc, sản phẩm và dịch vụ.

 

4.2.2 Tư duy Thiết kế (Design Thinking)

Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận Tư duy Thiết kế để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.

4.2.3 Phát triển linh hoạt

Doanh nghiệp áp dụng Agile methods (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.

4.2.4 Tối ưu hóa quy trình

Tối ưu hóa quy trình vận hành.

4.2.5 Đổi mới liên tục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo để cải thiện các dịch vụ hiện có và đưa ra những dịch vụ mới.

4.2.6 Hợp tác với đối tác

Quy trình thuận lợi, hiệu quả khi hợp tác các đối tác.

4.3.  Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ

Doanh nghiệp có năng lực cung cấp, triển khai và ngừng các dịch vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

4.3.1 Quản lý thay đổi hoạt động

Quy định trách nhiệm quản lý thay đổi trong vận hành.

4.3.2 Quản lý phát hành

Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận thống nhất đối với việc quản lý các phiên bản phát hành.

4.3.3 DevSecOps

Doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc DevSecOps (Quy trình Phát triển – Vận hành phần mềm).

4.3.4 CI/CD

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp và quy trình CI/CD trong phát triển phần mềm (Tích hợp liên tục/Chuyển giao liên tục).

4.4. Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ

Doanh nghiệp có năng lực vận hành các dịch vụ của mình một cách hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tính sẵn sàng, chất lượng và mức độ phản hồi cao trước các yêu cầu thay đổi.

Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

4.4.1 Đảm bảo dịch vụ

Doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hoạt động của các dịch vụ theo các mức cam kết.

4.4.2 SRE

Doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý độ tin cậy của dịch vụ (SRE: Site Reliability Engineering).

4.4.3 Hoạt động chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể đáp ứng kịp thời đối với các thay đổi.

4.4.4 Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ của khách hàng

Khách hàng hài lòng với việc cung ứng các đơn đặt hàng đúng thời gian.

4.4.5 Giám sát hoạt động

Việc giám sát vận hành cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu năng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

4.4.6 Hoạt động quản lý doanh thu

Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để đảm bảo doanh thu.

4.4.7 Hoạt động quản lý gian lận

Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để ngăn chặn gian lận.

4.4.8 Vận hành hệ thống

Nâng cấp, cải tiến các hệ thống vận hành đang có để tích hợp vào các hoạt động vận hành tổng thể.

5. Trụ cột Văn hóa

Trụ cột Văn hóa đánh giá mức độ trưởng thành về văn hóa số trong doanh nghiệp, là tiền đề thúc đẩy thay đổi văn hóa hành vi từ lãnh đạo xuống đến cấp nhân viên thực thi. Trụ cột này giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình và hành động thúc đẩy chuyển đổi lực lượng lao động số và văn hóa số, là một trong những trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công.

Trụ cột Văn hóa bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 22 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

5.1. Nhóm tiêu chí Giá trị doanh nghiệp

Thiết lập các giá trị của doanh nghiệp để thúc đẩy trải nghiệm cho người lao động.

Nhóm tiêu chí Giá trị doanh nghiệp bao gồm 06 tiêu chí thành phần:

5.1.1 Hành vi lãnh đạo

Hành vi của lãnh đạo phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và bối cảnh hiện tại.

5.1.2 Tác động của nhân viên

Người lao động hiểu rõ tác động của họ đối với doanh nghiệp.

5.1.3 Giá trị được chia sẻ

Người lao động hiểu rõ và đồng thuận (bằng hành động) với chiến lược chuyển đổi số.

5.1.4 Thất bại có kiểm soát

Doanh nghiệp có văn hóa “được phép thất bại trong giới hạn” (có cơ chế hạn chế tác động của thất bại tới hoạt động của doanh nghiệp).

5.1.5 Cộng tác ảo

Doanh nghiệp có năng lực làm việc cộng tác trên môi trường số.

5.1.6 Sự hoà nhập

Doanh nghiệp có sự bình đẳng trong hòa nhập và tiếp cận các cơ hội.

5.2.  Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng

Doanh nghiệp có đủ năng lực, kiến thức và công cụ để xây dựng và phát triển lực lượng lao động hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

5.2.1 Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc thực thi chiến lược chuyển đổi số.

5.2.2 Năng lực cơ bản

Doanh nghiệp hiểu rõ năng lực lực lượng lao động.

5.2.3 Lập kế hoạch phát triển lực lượng lao động

Quy hoạch lực lượng lao động bằng cách xác định các kỹ năng cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.

5.2.4 Thu hút nhân tài

Doanh nghiệp đạt được các kỹ năng lao động cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.

5.2.5 Nhóm tài năng bên ngoài

Nuôi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài doanh nghiệp.

5.2.6 Phát triển tài năng

Phát triển tài năng là hoạt động liên tục mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động.

5.2.7 Học tập trên môi trường số

Học tập trên môi trường số mang lại giá trị kinh doanh.

5.2.8 Sự gắn kết của người lao động

Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

5.3. Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc

Môi trường làm việc, công cụ làm việc và các hoạt động thực tế được thúc đẩy để tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo.

Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

5.3.1 Môi trường thúc đẩy năng suất

Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.

5.3.2 Môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Môi trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới sáng tạo.

5.3.3 Công cụ thúc đẩy tăng năng suất

Doanh nghiệp có sẵn các công cụ hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.

5.3.4 Công cụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp có sẵn các công cụ hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

5.3.5 Chính sách thúc đẩy tăng năng suất

Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.

5.3.6 Chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

5.3.7 Nắm bắt tri thức

Tri thức được nắm bắt hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

5.3.8 Chia sẻ tri thức

Tri thức được chia sẻ một cách hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

          6. Trụ cột Dữ liệu

Trụ cột Dữ liệu đánh giá mức độ trưởng thành về năng lực xây dựng, quản trị và khai thác các giá trị từ Dữ liệu, là căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai trong thực tế để khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và sự cho phép của người dùng.

Trụ cột Dữ liệu bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 18 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

6.1. Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu

Doanh nghiệp có hệ thống quản trị dữ liệu hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

6.1.1 Quản lý siêu dữ liệu

Xác định và sử dụng dữ liệu đặc tả (metadata) để tối đa hóa giá trị kinh doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một góc nhìn thống nhất, toàn diện về bối cảnh kinh doanh, gán nhãn dữ liệu (tagging), mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng dữ liệu.

6.1.2 Quản lý dữ liệu

Giao người chịu trách nhiệm về tài sản dữ liệu (data stewardship) và cung cấp dữ liệu chất lượng cao cho người dùng đủ thẩm quyền.

6.1.3 Quản lý dữ liệu chủ

Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu chủ (Master Data Management) để đảm bảo những dữ liệu trọng yếu đối với doanh nghiệp luôn có sẵn và nhất quán.

6.1.4 Quản lý bảo mật dữ liệu

Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép.

6.1.5 Quản lý chính sách dữ liệu

Doanh nghiệp có chính sách dữ liệu rõ ràng với các quy định và quy trình về quyền sở hữu.

6.1.6 Chiến lược dữ liệu

Chiến lược dữ liệu thiết lập tầm nhìn và mục tiêu tổng quát dài hạn với các mục tiêu cụ thể đo lường được.

6.1.7 Tổ chức và vai trò

Xác định các vai trò trong doanh nghiệp phân công trách nhiệm quản lý dữ liệu.

6.1.8 Quản lý quyền riêng tư dữ liệu

Quản lý tính riêng tư dữ liệu (Data Privacy Management) đảm bảo rằng dữ liệu người dùng được xử lý và chia sẻ theo phân quyền đúng với mong muốn của người dùng, đồng thời tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định của cơ quan quản lý.

6.2. Nhóm tiêu chí Kỹ thuật dữ liệu

Doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình hiệu quả để thu thập, truyền đưa, lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Nhóm tiêu chí Kỹ thuật dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

6.2.1 Mô hình hoá dữ liệu

Dữ liệu được doanh nghiệp và chuyển đổi thành “các cấu trúc” hỗ trợ doanh nghiệp hiểu thấu (insights) và ra quyết định.

6.2.2 Lưu trữ dữ liệu

Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ, lưu trữ lâu dài (archive) và xóa dữ liệu của mình.

6.2.3 Khả năng truy cập dữ liệu

Doanh nghiệp đảm bảo dữ liệu cần thiết luôn truy cập được.

6.2.4 Quản lý vòng đời dữ liệu

Doanh nghiệp quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa.

6.2.5 Thu thập dữ liệu

Doanh nghiệp thu thập những dữ liệu cần thiết cho doanh nghiệp.

6.2.6 Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu

Doanh nghiệp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

6.2.7 Trực quan hóa dữ liệu

Doanh nghiệp trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.

6.3. Nhóm tiêu chí Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu

Doanh nghiệp có thể hiện thực hóa giá trị kinh doanh từ các tài sản dữ liệu của mình.

Nhóm tiêu chí Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

6.3.1 Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Các quyết định của doanh nghiệp được dựa trên dữ liệu.

6.3.2 Năng lực khoa học dữ liệu

Doanh nghiệp có năng lực trích xuất tri thức và sự thấu hiểu từ dữ liệu nhờ các quy trình, thuật toán, mô phỏng và hệ thống.

6.3.3 Khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu

Doanh nghiệp tạo ra các lợi ích kinh tế từ dữ liệu và có thể đo lường được.